Sơn là sản phẩm phụ trợ không thể thiếu trong đời sống và sản xuất. Tuy nhiên, không phải loại sơn nào cũng giống nhau. Để phân loại các loại sơn, người ta thường dựa vào đặc tính của gốc sơn. Phổ biến nhất là sơn gốc nước(Acrylic), sơn gốc dầu (gồm sơn dầu gốc Alkyd, sơn dầu gốc Acrylic), sơn gốc PU (Polyurethan) và sơn Epoxy.
Sơn gốc nước
Sơn gốc nước là dòng sơn rra đời chưa lâu nhưng phổ biến nhất trong các loại sơn hiện nay. Sơn gốc nước nổi bật bởi hệ màu đa dạng, độ bền màu cao, phù hợp với nhiều loại vật liệu. Các bề mặt sử dụng sơn nước cũng giảm thiểu khả năng bám bụi, lau chùi hiệu quả, giá thành phải chăng.
Trong hệ thống sơn nước, không thể không kể tới các loại sơn (nhóm sơn) sau:
Bột bả
Sơn lót
Sơn màu
Sơn bóng
Với dòng sơn xây dựng, hệ thống sơn nước sẽ có thêm các nhóm:
Sơn chống thấm
Sơn chống rêu, mốc
Sơn nội thất
Sơn ngoại thất
Ngoài ra, còn một số loại sơn khác được sử dụng cho tường của công trình xây dựng như: Sơn giả đá, sơn giả ngọc, sơn nhũ tường, sơn giả gỗ, sơn ánh kim… Chúng ta có thể gọi chung đó là sơn giả chất liệu.
>> Xem thêm: Phát Triển Các Loại Sơn Và Chất Phủ Không Độc Hại
Sơn gốc dầu
Sơn dầu là loại sơn dân dụng được sử dụng phổ biến để trang trí bảo vệ cho kim loại và gỗ. Một số sản phẩm sơn dầu đặc biệt có thể sử dụng cho nhựa và các vật liệu khác có yêu cầu bề mặt cao, ví dự như kính chẳng hạn.
Ta có thể phân loại các các loại sơn dầu đang có mặt trên thị trường như sau:
Sơn dầu gốc Alkyd: Là sơn 1 thành phần, chuyên dụng cho bề mặt đồ gỗ, mây tre đan, bàn ghế, giường, tủ.
Sơn dầu gốc Acrylic: Khá giống sơn Alkyd nhưng nhanh khô hơn.
Sơn dầu gốc Acrylic và các loại sơn gốc nước thường khô nhanh hơn. Tuy nhiên, với những cải tiến công nghệ sơn, các loại phụ gia làm sơn khô nhanh hơn như hiện nay, quá trình khô của sơn dầu đã được cải tiến đáng kể.
Sơn gốc PU (Polyurethan)
Đây là dòng sơn 2 thành phần gốc polyurethane với độ bóng cao, độ bám dính tốt. Sơn PU có thể sử dụng cho cả sơn trong nhà, ngoài trời, nội thất với nhiều bề mặt vật liệu khác nhau.
Để mang lại hiệu quả bám dính tốt nhất, duy trì tuổi thọ cao trên bề mặt vật liệu, sử dụng sơn gốc PU cần đúng loại. Một số dòng sơn gốc PU thông dụng như:
Sơn PU kim loại
Sơn PU sàn bê tông
Sơn PU trên gỗ
Sơn PU chống thấm
Mỗi một loại sơn gốc PU sẽ có những chức năng riêng biệt và cần được sử dụng đúng cách.
>> Xem thêm: Bộ Sưu Tập Xu Hướng Màu Ô Tô 2022-2023 Của BASF
Sơn Epoxy
Sơn gốc Epoxy được sử dụng phổ biến nhất trong sơn sàn và sơn chống rỉ. Sơn chống rỉ có 2 loại là chống rỉ 1 thành phần và 2 thành phần.
Sơn chống rỉ 1 thành phần: Thường có gốc Alkyd, được dùng chủ yếu cho các bề mặt sắt thép, kim loại như cửa sổ, bàn ghế sắt…
Sơn chống rỉ 2 thành phần: Là loại sơn Epoxy dùng cho kết cấu thép trong môi trường khác nghiệt như tàu biển hoặc máy móc cơ khí. Sơn Epoxy 2 thành phần sẽ bao gồm thành phần A là sơn gốc và B là chất đóng rắn.
Với sơn sàn epoxy, chúng cũng rất phổ biến trong các ngành công nghiệp hiện đại hóa ngày nay. Sơn Epoxy cho nền nhà đượcsử dụng rộng rãi cho sàn nhà xưởng, sàn bệnh viện, sàn trung tâm thương mại. Thậm trí ngày nay, sơn Epoxy còn trở thành xu hướng thiết kế nội thất nhà ở với nhiều mẫu sàn 3D ấn tượng.
Tổng kết
Đó là các loại sơn phổ biến hiện nay. Để lớp sơn bền và đẹp, người dùng cần lựa chọn chính xác loại sơn. Nếu cần tư vấn hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi!
MT Holdings tự hào là đơn vị tiên phong trong chế tạo và phân phối sơn ô tô & sơn phủ tại Việt Nam. Chúng tôi không chỉ cung cấp cho bạn một hệ thống sản phẩm chất lượng cao trải dài nhiều ngành hàng mà còn cập nhập kỹ thuật viên sơn cùng các giải pháp sơn ô tô chuyên nghiệp.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: Số 9, ngách 76, ngõ 28, Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội
Điện thoại: 0768 703 888 – 0703 708 999
Email: info@mtholdings.vn
Fanpage: MT Holdings