Thời điểm thị trường bất động sản vượt qua giai đoạn phục hồi và bước sang đà tăng trưởng nhanh chóng với hàng loạt công trình trên khắp cả nước, cũng là lúc ngành sơn có thêm động lực để tăng trưởng mạnh mẽ. Tập trung hơn 600 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sơn, thị trường sơn Việt Nam có sự góp mặt của hầu hết các hãng sơn lớn trên thế giới. Khiến cho ” cuộc chiến” giữa sơn ngoại và nội luôn cạnh tranh khốc liệu.
Thị trường sơn Việt Nam phân hoá thành nhiều phân khúc
Về thị trường sơn cao cấp, đa số các thương hiệu đều có nhà máy và hệ thống phân phối chiếm 35% toàn thị trường. Phân khúc trung cấp chiếm lĩnh khoảng 25% thị trường.
Cuối cùng là nhóm sơn thuộc phân khúc kinh tế với mức giá bình dân nhưng chất lượng đảm bảo. Chúng chiếm lĩnh khoảng 15% thị trường. Các hãng sơn này đang khẳng định mình bằng những nỗ lực về mức giá cạnh tranh – thấp hơn từ 30 – 50%.
>> Xem thêm: Dự đoán thị trường sơn ô tô toàn cầu đến năm 2027
Cạnh tranh thị trường sơn ngoại và sơn nội
Ở Việt Nam hiện nay có 600 doanh nghiệp trong lĩnh vực ngành sơn. Trong đó, 70 doanh nghiệp là có vốn đầu tư nước ngoài. Trong 5 năm qua, sơn ngoại dù chỉ có số lượng khá ít nhưng vẫn chiếm hơn 65% thị trường sơn Việt Nam, sơn nội chỉ chiếm có 35%. Tuy nhiên, sơn nội đang trên đà tăng trưởng nhanh chóng và rất khả quan.
Thị trường sơn ngoại
Các công ty sơn ngoại nổi tiếng như PPG, 4 Oranges… Vốn đã phổ biến trên toàn cầu. Thị trường sơn ngoại sở hữu phần chuyên nghiệp hơn với đầy đủ và đa dạng các chủng loại.
Dễ dàng nhận thấy, mỗi loại sơn ngoại đều có những tính năng riêng biệt. Ngoài làm sơn trang trí nội ngoại thất thì còn phục vụ cho nhiều mục đích như sơn sân bay, sơn phủ tôn mạ, đóng tàu, gỗ… Do đó, người tiêu dùng phổ thông thường sẽ ít biết hoặc không biết đến các hãng sơn này.
Thị trường sơn nội
Tại thị trường sơn nội nổi tiếng như sơn Việt Đức, sơn Max Effort, sơn Hoa Việt… 35% thị trường sơn hiện nay là nhà sản xuất trong nước và sơn “cỏ” chiếm lĩnh. Dù vậy, sơn nội vẫn có tốc độ tăng trưởng cực kì khả quan. Tuy nhiên, nếu để đặt cạnh tranh với sơn ngoại, sơn nội dù chất lượng tốt nhưng vẫn khó cạnh tranh về tên tuổi và quảng cáo.
Do đó, để giành thị phần, các hãng sơn nội phải tập trung quá bá sản phẩm. Các thương hiệu có thể quảng cáo qua kênh truyền thông, chương trình cộng đồng hoặc kênh tiếp thị trực tiếp. Giảm giá cũng là cách hiệu quả để các hãng sơn nội cạnh tranh với nhau với cả sơn ngoại.
Cách này không chỉ được các hãng lớn áp dụng mà các loại sơn mới cũng được sử dụng phổ biến. Mức chiết khấu cao có thể từ 40 – 50% giá niêm yết.
Dự đoán ngành sơn tương lai
Việc thị trường bất động sản sôi động kéo theo những nhu cầu tăng cao về sơn nước và các vật liệu xây dựng. Thị trường sơn theo đó mà có sự tăng trưởng nhanh chóng, hấp dẫn nhiều doanh nghiệp khác nhau.
Tuy nhiên, với sự gia nhập đông đảo này, các sản phẩm nhái hoặc kém chất lượng cũng len lỏi xuất hiện tràn làn trên thị trường trở nên hỗn tạp hơn. Nhà nước cũng chưa có hình thức xử phạt mạnh. Mức phạt mạnh nhất chỉ đến 20 triệu đồng nếu bị phát hiện. Mức xử phạt này được đánh giá quá nhỏ so với lợi nhuận mang lại.
Với những tiềm năng phát triển và rào cản này, ngành sơn cần được đánh mạnh và khai thác triệt để. Tuy nhiên, cũng cần có cách tiếp cận đúng đắn để mang đến sản phẩm tốt hơn cho thị trường.
Phân tích môi trường ngành sơn
Dựa vào những phân tích về môi trường ngành sơn dưới đây, sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về ngành này:
Môi trường kinh tế
Thị trường sơn và chất phủ nói chung, chiếm phần lớn vẫn là các sản phẩm từ doanh nghiệp trong nước. Mức tăng trưởng cũng cộng hưởng mạnh theo đà phục hồi của ngành bất động sản.
Chủ yếu là phân phối qua các kênh và công trình. Việc xây dựng kênh phân phối sẽ tạo cơ hội phát triển lớn cho doanh nghiệp. Vơi số lượng đối thủ càng nhiều, nguồn cung lớn thì cuộc đua về giá và ưu đãi được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.
Tổng sản lượng sơn nước ta đạt gần 250 triệu lít/ năm. Trong đó, riêng sơn trang trí đã chiếm 180 triệu lít tương đương khoảng 65% và đạt giá trị khoảng 54% toàn ngành.
>> Xem thêm: Cơ hội nào cho ngành sơn xuất khẩu
Môi trường văn hoá – xã hội
Hiện nay, người tiêu dùng thường sẽ tìm kiếm thương hiệu sơn qua quảng cáo trước khi đến cửa hàng. Hoặc khách hàng sẽ nhờ sự tư vấn từ thợ sơn để chọn loại sơn phù hợp nhất.
Đồng thời, yếu tố bảo vệ sức khoẻ cho các thành viên trong gia đình là hết sức quan trọng. Do đó, ngoài quan tâm đến người tiêu dùng còn quan tâm đến tính năng và công nghệ vượt trội.
Điều này khiến các thương hiệu sơn phải liên tục nghiên cứu sơn sáng tạo để cung cấp cho thị trường những sản phẩm chất lượng nhất, không chỉ đẹp về màu sắc mà còn phải thân thiện với môi trường. Bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng tốt nhất.
MT Holding tự hào là đơn vị tiên phong trong chế tạo và phân phối sơn ô tô & sơn phủ. Chúng tôi không chỉ cung cấp cho bạn một hệ thống sản phẩm chất lượng cao trải dài nhiều ngành hàng mà còn cập nhập các giải pháp sơn ô tô chuyên nghiệp.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: Số 9, ngách 76, ngõ 28, Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội
Điện thoại: 0768 703 888 – 0703 708 999
Email: info@mtholdings.vn
Fanpage: MT Holdings